Lamborghini, cái tên không còn xa lạ với những tín đồ tốc độ từ những năm cuối thập niên 60 của thế kỉ trước.Nhưng đằng sau sự ra đời của Lamborghini là câu chuyện về sự xung khắc cá nhân giữa Ferruccio Lamborghini và Enzo Ferrari – Hai “đại gia”của nghành ô tô.
Thời điểm đó Lamborghini đã là một doanh nhân giàu có và thành đạt với thương hiệu máy cày Lamborghini Trattori, có sở “thích sưu tầm và lái những chiếc xe hai chỗ có động cơ cực mạnh. Ông thường sở hữu nhưng chiếc xe có thương hiệu Ferrari. Nhưng thương hiệu xe này lúc đó chưa thỏa mãn được một trái tim đam mê tốc độ như Ferruccio Lamborghini. Ông thường phải sữa chữa hỏng hóc vặt của những chiếc xe này.Một lần, trong lúc thay “côn” cho chiếc xe của mình, Ông phát hiện ra bộ “côn” của những chiếc Ferrari rất giống bộ ly hợp trong những chiếc máy cày của mình.Ông liền đến gặp và góp ý với Enzo Ferrari nhằm cải thiện những hạn chế của bộ côn. Nhưng Enzo Ferrari đã đề nghị ông nên tập trung vào chuyện sản xuất những chiếc máy cày của mình hơn là tham gia vào những chiếc siêu xe Ferrari.
Chính thái độ đó của Enzo Ferrari đã khiến Ferruccio Lamborghini quyết tâm tạo ra một dòng xe không chỉ khắc phục những hạn chế của Ferrari mà còn còn phải vượt trội hơn .
Năm 1963,Lamborghini đã được ra đời như thế.
Có lẽ chính vì được ra đời bởi sự tìm tòi của chủ nhân, nên những chiếc xe Lamborghini vẫn giữ nguyên “cái Tôi”của người sáng chế ra chúng từ thời kì đầu cho đến nay.
Lúc mới “chập chững” bước vào nghành ô tô. Lamborghini chiêu mộ anh tài từ các tên tuổi như Ferrari, Maserati, Alfa Romeo để tạo ra những cỗ máy V12 mạnh nhất có thể. Thậm chí ở mẫu động cơ V12 đầu tiên, Lamborghini đã ra điều kiện tiền thưởng dựa trên số mã lực vượt qua các động cơ Ferrari có cùng dung tích. Động cơ xe Lamborghini sẽ phải có công suất lớn nhưng sẽ không dùng Turbo hay Superchage Thông thường các hãng xe đại trà sẽ gia tăng công suất động cơ bằng các giải pháp nạp khí cưỡng bức. Nhưng ở Lamborghini, tất cả các động cơ đều phải là loại nạp, hút khí tự nhiên.
Nhưng khi tỷ lệ công suất/dung tích động cơ đã tới giới hạn kỹ thuật – như Aventador có dung tích động cơ 6.5L, công suất 700 mã lực – Lamborghini sẽ phải tính đến hướng đi khác: giảm trọng lượng để tăng tốc tốt hơn. Như chiếc Gallardo có trọng lượng 1.380kg, Lamborghini đã loại bỏ tất cả các chi tiết “thừa thãi” để tạo ra mẫu Sesto Elemento 570 mã lực nhưng chỉ nặng 999kg – hơn chiếc Matiz khoảng 100kg!.
Cho dù dân chơi xe chưa bao giờ ca tụng về nội thất của những ông hoàng tốc độ Lamborghini. Thậm chí có những người không phân biệt được nội thất của siêu xe với 1 chiếc xe “cỏ”. Bởi vì, mục tiêu tối thượng của Lamborghini luôn là tạo ra những siêu xe “mạnh nhất và nhanh nhất”.
Hãy thử chiêm ngưỡng sự tuyệt hảo của Huracan.Siêu xe có công suất 610 mã lực nhưng chỉ nặng 1.422kg – nhẹ hơn phần lớn các xe 4 chỗ có công suất trên dưới 100 mã lực – và vẫn đảm bảo đầy đủ tiện nghi một chiếc xe siêu sang.
Nhà sáng chế Ferruccio Lamborghini từng nói, ” Tôi sẽ đặt động cơ ở sau. Tôi không muốn chở ai cả. Tôi muốn động cơ là cho riêng Tôi. Concept Lamborghini Egoista ra đời chỉ với 1 chỗ ngồi.
Thách thức và khó khăn để tạo ra một siêu xe như Lamborghini chưa bao giờ là dễ dàng. Nhưng Lamborghini luôn biết cách vượt qua để những người yêu xe luôn ước ao được sở hữu những siêu xe “nhanh nhất và mạnh nhất.
“Cái Tôi” trong Lamborghini chưa bao giờ mất đi, và cũng chỉ “cái Tôi” không thỏa hiệp đó mới khiến cho Lamborghini luôn tạo ra những siêu xe thỏa mãn mọi tín đồ tốc độ. Và điều quan trọng nhất. “Ông hoàng tốc độ”, siêu xe Lamborghini – không phải ai cũng có đủ điều kiện kinh tế để sở hữu. Nếu muốn, bạn phải có rất nhiều tiền!